Ngày nay, những bệnh mãn tính, vốn là của người cao tuổi xưa kia, lại rất phổ biến ở lứa tuổi thanh niên, trung niên; thậm chí ở thiếu niên cũng có. Nếu không hiểu đúng lý do vì sao thì làm sao có thể chữa trị cho khỏi được. Mấy mươi năm nay, bao nhiêu nhà khoa học lão làng trong giới Y khoa, hội thảo, luận bàn rồi vẫn quy tội cho ô nhiễm môi trường và bệnh do cơ địa chưa có cách nào giải quyết được, đành phải ” sống chung với lũ ” mà thôi !
Thiết nghĩ, nếu vì môi trường ô nhiễm thì người Âu, Mỹ ở ” sạch như Tây ” làm sao cũng bị bệnh chẳng kém chúng ta, chứ chưa muốn nói là nhiều hơn nữa. Còn nếu quy cho lỗi cơ địa ( tức là đất nền, nền móng ,gốc rễ cơ thể) yếu mềm thì việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng ngày nay cũng không có tác dụng ư? Người Âu mỹ, có thói quen rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống đều theo khoa học mà sao cũng vẫn như ta vậy? Những kiến giải của khoa học hiện đại có gì lệch lạc chăng? Câu hỏi này thật buồn cười. Nhưng người phương Tây có câu ” không gì là không thể ” ,nên tôi cứ liều đem ra phân tích thử xem sao
Cho đến ngày nay, tôi nghĩ không nhà Y,Sinh học nào phủ nhận khái niệm khí vô hình của Đông Y ,hiểu theo nghĩa nó là hệ thần kinh thực vật ( thần kinh tự động) trung ương, chỉ huy từng tế bào cơ thể ta hoạt động. Hệ thần kinh này truyền đi khắp cơ thể theo các luồng ( đông y gọi là kinh lạc) không có dây dẫn ( vô tuyến). Tức là nó truyền đi như một ” trường ” thông qua huyết dịch ( nội môi). Não phát ra chuẩn, nội môi chuẩn dẫn truyền không sai, các tế bào hoạt động chức năng theo sự chỉ huy thì cơ thể ta sẽ không bệnh. Đây là tôi nói ở trường hợp ta được ăn uống đủ.
Vậy thì vì sao sinh bệnh, tức là khi tế bào, tạng phủ,cơ quan…hoạt động sai?
Chỉ có một là tế bào già lỗi nhận lệnh sai hay làm sai. Lúc đó, vệ khí sẽ chỉ huy dọn đi, vâ dinh khí sẽ chỉ huy sản sinh một tế bào khác thay thế ( thật tuyệt vời. Điều này rất dễ thấy vâ đã được khoa học xác minh). Hai là lệnh chỉ huy của khí truyền tới bị sai lệch do môi trường truyền mất chuẩn hoặc các xung thần kinh tư duy, giao cảm quá mạnh làm nhiễu loạn làm các tế bào, các phủ tạng hoạt động không hết chức năng dần sinh bệnh.
Cơ địa, nguyên nghĩa là đất nền, là gốc rễ của cơ thể, như tôi đã trình bày nó là cái khí vô hình nó chỉ huy xây dựng nên, và sự hoạt động của toàn cơ thể chúng ta. Nó quyết định sự sống còn của sinh mệnh ta nên Đông Y gọi nó là Thủy Hỏa Tiễn Thiên, đóng cung ở Mệnh Môn– cửa lập mệnh. Nó được sinh từ não, truyền đến cung Mệnh Môn nằm giữa hai thận, rồi theo các kinh lạc lan tỏa ra khắp cơ thể thông qua huyết dịch,nội môi. Gốc rễ cơ thể vững hay không do nội môi chuẩn hay không quyết định. Vậy thì môi trường ngoài tác động đến độ chuẩn của nội môi nhiều hay ít?
Cơ thể chúng ta thông qua ăn uống, hít thở để trao đổi chất với môi trường xung quanh. Các hệ thống tiêu hóa, hô hấp, bài tiết đảm nhiệm chức năng này. Cơ thể ta thường xuyên thu nạp hàng trăm nghìn chất khác nhau. Cái gì cần thì giữ lại sử dụng, cái không cần và các chất phế thải thì chế biến rồi bài tiết ra ngoài, giữ cho nội môi ( ĐôngY gọi chung là huyết ) thật chuẩn để cơ thể hoạt động binh thường. Lượng khí độc hấp thu từ không khí cần thải ra ngoài ít hơn rất nhiều các khí độc Các bô nic, sunfua hydrro, Amoniac…sinh ra do các quá trình hỗ hấp trao đổi chất. Đó là còn chưa kể đến các chất ” phế liệu ” độc ,khó đào thải như các xê ton, axit, axit uric, peptit, amin hữu cơ,…sinh ra khi ô xy hóa thức ăn protein. Những chất này đóng vai trò chinh làm mất chuẩn thành phần nội môi, gây sai lệch dẫn truyền khí chỉ huy ( dương khí). Từ đó làm từng tế bào, đến các tạng phủ hoạt động sai lệch dần thành bệnh.
Trừ khi ta hit phải hay ăn phải những chất kịch độc cấp tính với lượng đáng kế, không khí hàng ngày, một ít vi chất trong thực phẩm không quyết định sự sai chuẩn của nội môi.
Vậy cái gì quyết định làm sai thành phần nội môi nhiều nhất , làm cơ địa của ta yếu nhất?
Ăn uống thừa chất đạm kéo dài, nhất là đạm động vật, được gọi là chất ” tanh lạnh ” làm tiêu mòn dương khi.. Cơ chế của nó như thế nào ?
Khi ăn đạm động vật, có chứa nhiều peptit được hấp thu thẳng vào máu gâyô nhiễm. Vi khuẩn trong ruột sử dụng chất đạm thừa, phát triển mạnh để lại nhiều amin hữu cơ thẩm vào làm nhiễm độc máu. Amin là tác nhân gây ung thư cực mạnh. Khí cơ thể oxy hóa chất đạm lấy năng lượng thay cho chất bột đường sẽ sinh ra xê tôn gậy hiện tượng xê ton huyết. Các chất tanh này làm ” xấu máu ” gây ức chế hoạt động bình thường của từng tế bào, từ đây dẫn đến béo phì, tiểu đường, goud, huyết áp cao,gan máu nhiễm mỡ…
Tóm lại, môi trường quan trọng nhất quyết định gốc rễ cơ thể ( dẫn truyền thủy hỏa tiên thiên) là thành thành phần nội môi. Gây sự tích tụ độc hại khó đào thải nhất cho thận gan là ăn thừa đạm động vật. Cũng có nghĩa là môi trường cần chốngô nhiễm nhất,là ruột của chúng ta. Người xưa dạy ” bệnh theo miệng mà vào ” là ở ý nghía này.