1. Bệnh huyết áp là gì?
Áp suất dư của máu tác dụng lên thành động mạch thường được gọi là huyết áp . Huyết áp tâm thu có giá trị cao gọi là huyết áp tối đa; huyết áp tâm trương có giá trị nhỏ, gọi là huyết áp tối thiểu và được ghi dưới dạng: huyết áp 120/80 mmHg chẳng hạn. Máu cần áp suất dư để có thể thắng được các trở lực của hệ thống mạch máu đưa máu đi nuôi khắp cơ thể, đặc biệt là lên não, nơi cao nhất và có mao mạch nhỏ nhất. Khi huyết áp không còn nằm trong khoảng giá trị bình thường ( cao hơn hay thấp hơn nhiều) thì được xem là có bệnh về huyết áp.
2. Bệnh Huyết áp được phân loại như thế nào? Các chỉ số nhận biết bệnh huyết áp cao, thấp?
Người khoẻ mạnh, khi nghỉ ngơi ,thường huyết áp nằm trong khoảng 110/70÷120/80 mmHg. Khi huyết áp tối đa cao hơn130mmHg thì được xem là mắc bệnh huyết áp cao hay khi huyết áp tối đa thấp hơn 100mmHg thì được xem là bị bệnh huyết áp thấp. Các thông số huyết áp được lấy phải là giá trị trung bình của nhiều lần đo trong ngày.
3. Nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao?
Tây y cho rằng huyết áp cao là do cholesterol lắng đọng ở thành mạch máu, cản trở dòng chảy làm tăng huyết áp, nên họ cho bệnh nhân uống thuốc giãn mạch để giảm huyết áp. Nhưng trường hợp cholesterol không cao thì không lý giải được, nên gọi là vô căn.
Nhưng dưới góc độ Đông Y kinh điển, chúng tôi nhìn nhận vấn đề không như vậy. Khi não bộ được nuôi dưỡng không đầy đủ, nó sẽ chỉ huy hệ tuần hoàn có một phản ứng thích nghi làm tăng huyết áp để đưa máu lên não nhiều hơn. Dù vậy, việc nuôi dưỡng não vẫn không cải thiện được bao nhiêu.Điều này được nhận biết qua dấu hiệu bệnh nhân vẫn đau đầu, chóng mặt, hay quên… Ở đây, vấn đề không phải là lưu lượng máu tới não, mà là khả năng trao đổi chất giữa não và máu. Nếu như thành phần của máu ,với hàng ngàn chất khác nhau, bị “lệch chuẩn”, Đông Y gọi là huyết hư, thì não sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ, dù huyết áp đã được “điều chỉnh” tăng cao.
4. Nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp?
Huyết áp hạ thấp cũng bởi huyết hư, không nuôi tốt não, nên thường váng vất, sây xẩm, rối loạn tiền đình…. Những bệnh nhân này thường âm dương, khí huyết đều hư, nhiều tạng, phủ được nuôi dưỡng kém ,không đủ khả năng làm tròn chức năng. Đến mức não không đủ dinh dưỡng, “muốn” được thêm máu lên nuôi, nhưng hệ thống tuần hoàn cũng “đang thiếu đói” không có sức để tăng huyết áp đưa thêm lên não. Người bệnh huyết hư, khi thăm khám đông y, bắt mạch có thể nhận ra khá điển hình.
5. Những ai hay bị huyết áp thấp?
Đông y có câu: “lao tâm hại dương, lao lực hại âm” hay “lao tâm tổn khí, lao lực tổn huyết”. Mà người bị bệnh huyết áp thấp thường là âm dương, khí huyết đều hư, nên bệnh nhân thường vừa phải lao tâm lại vừa lao lực. Ngày nay bệnh gặp nhiều ở phụ nữ trung niên, là người phải đảm đương trăm công nghìn việc gia đình, sản xuất; tổn thủy, mất huyết cho chức năng làm mẹ v.v… Tình trạng này ở vùng nông thôn lại càng phổ biến.
6. Những ai hay bị huyết áp cao?
Những người bị huyết áp cao đều có bị huyết hư. Xét về gốc bệnh, có người dương hư, có người âm hư, cũng có người âm dương đều hư, nhưng thể còn nhẹ, bệnh nhân còn khoẻ. Nhưng nếu không chữa kip thời, âm dương khí huyết đều hư, xuất hiện thêm nhiều bệnh khác nữa thì rất nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở người ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý, người thừa cân, có gan máu nhiễm mỡ…
7. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh Huyết áp thấp?
Để biết mình bị bệnh huyết áp thấp, đơn giản nhất vẫn là đo huyết áp. Trị số ở người huyết áp thấp thường từ 85÷100mmHg ở huyết áp trên; huyết áp dưới thường là 50÷65mmHg. Bệnh nhân thường có những triệu chứng như: rối loạn tiền đình, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, có thể thỉnh thoảng đau nhẹ ngực trái. Có một trong những triệu chứng này, bạn nên nghĩ đến mắc chứng huyết áp thấp để đến Y Quán Đường thăm khám và điều trị.
8. Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh huyết áp cao?
Khi bạn bị bệnh huyết áp cao, có thể bạn sẽ gặp các triệu chứng: đau đầu, đau thái dương, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, v.v… nhưng chắc chắn nhất là đo huyết áp. Nếu huyết áp tối đa có giá trị từ 130mmHg trở lên, không cứ là người lớn tuổi, là đã bị bệnh huyết áp cao cần được chữa trị.
9. Các biến chứng của bệnh huyết áp thấp và cao?
Các bệnh về huyết áp đều do huyết hư (máu xấu) cho nên các biến chứng nặng vẫn là chuyện hệ thống tuần hoàn. Bệnh nhân huyết áp thấp có thể bị tụt huyết áp xuống cực thấp đến mức đột ngột sây xẩm rồi ngã xuống, cũng dễ bị nhồi máu não, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.
Bệnh nhân huyết áp cao cũng dễ bị biến chứng nhồi máu não, tim và xuất huyết não. Với bệnh nhân có huyết áp tối thiểu cao thì càng dễ bị tai biến. Những tai biến của bệnh huyết áp đều rất nguy hiểm vì thường xảy ra bất ngờ và để lại di chứng nặng, khó phục hồi. Đây chính là bệnh cần phải: “Phòng khi chưa bị, trị khi chưa bệnh” là ít tốn kém và vạn toàn! Tai biến của các bệnh huyết áp đông y gọi là trúng phong, đứng đầu trong tứ chứng nan y, vì rất dễ tử vong và chữa phục hồi mất nhiều thời gian và rất khó trọn vẹn. Vì vậy mọi người khi có dấu hiệu nguy cơ bệnh huyết áp, dù cao hay thấp, đều cần bồi bổ âm dương khí huyết ngay để không mắc bệnh, Y Quán Đường có thể giúp bạn phòng và chữa bệnh huyết áp rất hiệu quả.
10. Cách ăn uống, sinh hoạt phòng chống bệnh huyết áp cao, thấp?
Như trên đã nói, nguyên nhân sâu xa của các chứng huyết áp đều do huyết hư, khí hư và âm dương sai lệch. Người ngày nay, gần như người trưởng thành ai cũng có dấu hiệu nguy cơ mắc bệnh huyết áp. Những người khó ngủ, mệt mỏi, kém ăn, ê vai, đau khớp đều có huyết hư, khí kém. Vì sao nhiều người mắc bệnh vậy?
Ngày nay, cuộc sống gấp gáp, căng thẳng, ai cũng bị stress. Người lao động làm việc nhiều giờ liền với thao tác đơn điệu, làm tăng ca, thêm giờ quá nhiều nên âm hư, huyết xấu. Đồng thời, người nay ăn nhiều chất đạm động vật (chất tanh lạnh) làm hư dương, gây rối loạn nhiều chức năng của các tạng phủ và sử dụng nhiều bia rượu hàng ngày dương hư càng nặng. Tất cả những thói quen ăn uống, làm việc, sinh hoạt không hợp lý nêu ở đây đều làm hư tổn khỉ huyết. Muốn phòng và chống bệnh huyết áp được hiệu quả, trước tiên cần khắc phục những thói quen đó.
11. Khi biết mình bị bệnh huyết áp? Đi khám và chữa thời điểm nào tốt nhất?
Như trên đã nói, bệnh trúng phong, đúng đầu trong tứ chứng nan y, là tai biến của các bệnh huyết áp. Để không trúng phong thì đừng mắc bệnh huyết áp. Muốn không bị bệnh huyết áp, bạn nên đến Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Y Quán Đường thăm khám từ khi có dấu hiệu nhẹ như ăn ngủ thất thường, đại, tiểu tiện không bình thường… Để được tư vấn phòng và trị các bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp kịp thời và hiệu quả nhất, Quý Khách vui lòng liên hệ HOTLINE của Phòng khám chúng tôi.
(còn tiếp)
Tags: Chữa bệnh huyết áp, Huyết áp