Bốn mạch gốc:
1- Mạch phù là ấn nhẹ vào đã thấy: mạch nổi mà hoãn là mạch phù,
phù mà ở giữa trống là mạch khâu;
phù mà hữu lực là mạch thực;
phù mà thấy cuồn cuộn như sóng chảy là mạch hồng;
phù mà dài, mà to là mạch trường.
2- Mạch trầm là ấn mạnh tay mới thấy. Mạch chìm sâu xuống hậu lực là mạch trầm;
trầm mà rất nhỏ bé là mạch vi;
yếu hơn mạch vi là mạch nhược;
Đè tận xương mới thấy là mạch phục;
vô lực nhưng to hơn mạch vi là mạch nhược, là mạch hư.
3- Mạch trì là ấn bậc vừa vừa sẽ tìm thấy. Một hơi thở đập 3 lần là mạch trì, tuy rằng vô lực nhưng vẫn còn chịu sức ấn của tay.
Nếu không chịu sức ấn tay là mạch nhu.
Nhanh hơn mạch trì là mạch hoãn.
Mạch đi không lưu lại là mạch sắc.
Nếu đã là mạch hoãn, lại thấy 3 lần động, hoặc 5,7,9 lần động rồi lại ngừng có số nhất định là mạch kết.
Nếu ngừng lại không có số nhất định là mạch đại.
4 – Mạch sác là ấn cả 3 bậc đều như nhau, cứ một hơi thở đập 6,7 lần, tùy theo hữu lực hay vô lực mà định thực hay hư;
mạch sác hữu lực mà cứng thẳng là mạch huyền;
tựa như giằng dây thừng từ hai bên vận lại là mạch khẩn;
đi lại trơn chu là mạch hoạt, to là mạch đại.