- VƯƠNG ĐẠO TRÚNG PHONG BIỆN
Người ta có khi bộc phát mà ra cứng khắp, hoặc liệt một bên, hoặc tứ chi bất động hoặc mê mờ. Dù chết hay không người đời gọi là trúng phong (trúng gió, phải gió), mà sách thuốc thì lấy ở trúng phong mà trị. Tôi xem xét các sách Nội Kinh có viết: Phong làm người bị thương:
- hoặc do hàn, nhiệt,
- hoặc vì trúng hàn hoặc vì trúng nhiệt,
- hoặc vị lệ phong (phong do dịch),
- hoặc thiên khô (liệt một bên),
- hoặc vì phong hốt nhiên cứng ngã không biết gì, tứ chi không nâng được đều không có chỗ luận. Chỉ có thiên khô có chỗ luận mà thôi.
Tôi khi xem “Thiên Kim Phương” dẫn Kỳ Bá nói: “Trúng phong đại khái có bốn phép:
* Một nói thiên khô,
* hai nói là phí,
* ba nói phong,
* bốn nói phong bì”.
Trúng phong của “Kim quỹ yếu lược” nói: Thốn khẩu mạch phù mà khẩn, khẩn tất vì hàn, phù tức vì hư, hàn hư tiếp nhau, tà ở da thịt (bì phu). Phù là huyết hư, lạc, mạch hư, trống, tặc tà không tả đi, hoặc bên phải, hoặc bên trái, tà khí hoãn, chính khí lại cấp là chính khí dẫn tà, lặng cũng không được. Tà ở lạc, cơ phu chẳng còn gốc sức, tà ở trong kinh tất nặng chẳng thể nâng, tà nhập vào phủ, chẳng còn biết gì (mê man), tà nhập vào tạng thì lưỡi khó nói, miệng nôn rớt rãi. Từ đó mà xét, biết người đột nhiên cứng ngã, mê man, liệt nửa người, tứ chi bất động…chắc là vì nhân bị phong mà đến vậy. Bởi vậy dùng các thang Đại tiểu tục mệnh, tây châu tục mệnh, bài phong, bát phong mà tán trị. Gần đây Lưu Hà Gian, Lý Đông Viên, Chu Nhan Tu, ba nhà xuất hiện. Luận của họ bắt đầu khác người xưa. Hà gian chú ý ở hỏa, Đông Viên chủ ở khí, Nhan Phong chủ ở thấp, trái lại xem phong là hư tượng, do thế mà khác xa người xưa. Như tôi thấy, luận của người xưa cũng như ba nhà chẳng thể bỏ riêng nhà nào cả. Nhưng ba nhà lấy bệnh của tướng loại trúng phong, là lấy trúng phong mà lập luận, cho nên làm người đời sau hồ nghi không quyết. Sao chẳng rõ: nhân ở phong là trúng phong thực, còn nhân ở hỏa, ở khí, ở thấp là loại trúng phong mà chẳng trúng phong. Cái luận của ba nhà đều nhân hỏa, nhân khí, nhân thấp mà làm ra chứng bạo bệnh, bạo tử, với phong có tương can nào đâu. Như Nội Kinh nói: tam âm, tam dương phát bệnh làm cho liệt nửa người, vô lực tứ chi, không nâng lên được, cũng chưa tất coi là nhân ở phong, mà sau lại là như nhiên vậy. Phàm sự khác nhau của phong, hỏa, khí, thấp trong khoảng vọng, văn, vấn, thiết lại chẳng biện được rõ sao? Nếu biện rõ là phong tất cứ theo người xưa mà trị. Nếu biện rõ vì hỏa, khí, thấp tất theo ba nhà mà chữa. Như thế là gìn giữ ở chỗ triết lý rõ mà phương pháp dùng đúng vậy. Nếu chỉ theo cái chứng do hỏa, do khí, do thấp ấy mà gượng dẫn cả phong để luận chứng, dẫn đến chân, ngụy bất phân mà danh, thực, tướng rối loạn. Nếu lấy chứng do hỏa, do khí, do thấp mà phân bỏ ra, tất bệnh do trúng phong thật sẽ rất sáng sủa rồi.
Luận của họ Vương thật diệu, nhưng các loại trúng phong và chân trúng phong đều luận, chẳng có phân biệt nặng nhẹ, hoãn, cấp, nên không thể không có điều lỗi. Ngu ý của tôi là, tà có thể thấu, chính khí tất hư. Thời gian đã gọi hư là nội thương từ khoảng 500 năm nay rồi. Cần chuyên chủ luận hư, chứ kiêm thêm phong làm gì? Hà Gian, Đông Viên đều nói ra điều người xưa chưa nói đến, rất là tinh diệu. Nhưng có luận mà không có phương trị, người sau lấy gì làm căn cứ để theo. Mà Nhan Tu lấy âm hư để lập luận, cũng nói điều người xưa chưa nói. Tiếc là lấy khí, huyết, thấp, đờm làm chủ mà chẳng nói tới chân âm, chân dương nên chẳng thể không để lại cái tệ hại cho hậu thế vậy.
Đông Viên nói: có cái trúng phong có các chứng hốt nhiên mê mờ, bất tỉnh nhân sự, đờm dãi lấp đầy, ngôn ngữ tắc, sáp. Đây chẳng phải phong tà bên ngoài tới, mà khí ta tự bị bệnh vậy. Phàm người khoảng tứ tuần trở đi, là khoảng khí đã suy, hoặc ưu, hỷ, ái, phẫn, nộ làm bị thương khí, phần nhiều có chứng này. Lúc trẻ khoẻ thì không có. Nếu người rất béo, tất có lúc có, cũng là hình thịnh khí suy mà sinh như thế. Xem luận của Đông Viên, là lấy khí hư làm chủ. Dù có phong tà cũng là thừa hư mà lộng. Kinh nói: Tà có thể thấu thì khí tất đã hư là vậy. Vào lúc đó há có thuốc tầm thường có thể thông đạt trên dưới sao? Cấp kỳ lấy Tam Sinh Ẩm một lạng gia Nhân Sâm một lạng nấu cho uống sẽ tốt ngay. Tam Sinh Ẩm là tễ hành kinh, trị đờm, là tướng phá cửa đoạt cờ, mỗi lần uống tất phải dùng Nhân Sâm một lạng. Phương này vừa vây tà, vừa bổ trợ chân khí. Nếu không chẳng những chỉ vô ích, mà thất bại ngay. Xem tiền triết dùng Phụ tử, sâm phụ thang, nghĩa này có thể thấy rõ vậy. Nếu đái vãi, tay buông, miệng mở, ngáy ngủ là bất trị, nhưng dùng thuốc trên phần nhiều sống được, không thể không biết.
Hà Gian nói:” nói trúng phong mê mờ, chẳng phải phong của can mộc thuộc thực, mà đột suất trúng cũng không phải phong bên ngoài, do nghỉ dưỡng không phù hợp, tâm hoả bùng quá mạnh, thận thuỷ hư suy, chẳng thể chế hoả, tất âm hư dương thực mà nhiệt khí bức ép làm tâm thần hôn mê, gân cốt vô dụng nên đột ngột ngã không biết gì. Cũng có nhân do hỷ, nộ, tư, bi, khủng… quá mức mà trúng phong. Phàm năm điều này quá cực đều làm quá nhiệt, tục gọi là trúng phong là nói cái ngọn mà quên cái gốc của nó vậy. Xét cách lập luận của họ Lưu (Hà Gian) tất coi phong là ngọn, lấy hoả là gốc. Người đời đề cao ông, chuyên lấy lối chữa hoả của ông. Sao chẳng nghĩ hoả mà có dư là do thuỷ không đủ. Họ Lưu nguyên là lấy bổ thận làm gốc, xem phương thuốc Địa Hoàng Ẩm Tử của ông ta thì biết. Cho nên trị trúng phong lại cần lấy chân âm hư là gốc vậy. Chú nói:”lưỡi ám chẳng thể nói, chân phế chẳng thể đi, đây là nói khí thiếu âm không đủ bị bất tỉnh(quyết), cấp bách cần làm ấm, gọi là chứng miệng trúng gió. Nhưng có hai loại âm hư, có thuỷ trong âm hư, có hoả trong âm hư. Nếu hoả hư thì chuyên dùng Địa Hoàng Ẩm Tử của Hà Gian làm chủ, nếu thuỷ hư thì lấy Lục Vị Địa Hoàng làm chủ. Nếu quả thuỷ hư tất các thuốc cay, nóng, với các chế phẩm sâm đều không thể dùng.
Hà Gian, Đông Viên chuyên trị gốc mà không trị phong, có thể là rất khó biện luận. Người học nên lấy âm hư, dương hư làm chủ. Từ đời sau, sách thuốc lạp tạp ra rất nhiều làm hậu học hồ nghi, khó quyết đoán. Đan Khê nói:”có khí hư, có huyết hư, có thấp đờm. Mạch bên trái chẳng đủ, nửa người bên trái bất toại, lấy tễ bổ huyết tứ vật thang làm chủ, mà gia thêm trúc lịch, khương diệp. Mạch tay phải không đủ, lại nửa người bên phải bất toại thì dùng tễ bổ khí tứ quân tử làm chủ mà phụ thêm trúc lịch, khương diệp. Nếu khí huyết đều hư, mà hợp thêm đờm nhiều thì lấy bát vật thang (bát chân) làm chủ mà gia thêm nam tinh, Bán Hạ, trúc lịch, khương diệp… Luận của Đan Khê bình chính thông đạt nên người đời theo nhiều. Nhưng lấy đó mà trị trúng phong thì phần nhiều không hiệu quả, chỉ kéo dài thêm một ít, lâu rồi tất chết. Vì sao vậy? Vì chỉ trị cái ngọn của khí huyết, mà chưa trị được gốc của nó. Người ta có tứ chi như cây có cành, có nhánh. Khí huyết người ta, nuôi tứ chi, còn cây cối thì nước làm nhuận cành lá. Cây có cành lá, tất có gốc rễ. Khí huyết người ta há không có gốc rễ sao? Người ta bán thân bất toại, loanh quanh mãi không chết, cũng như cây gốc rễ chưa quá khô mà chỉ cành nhánh một bên bị héo vậy.
Người có hình dung béo khoẻ, hốt nhiên ngã chết thì cũng như cây kia, gốc rễ đã tuyệt rồi, mà cành lá còn đương xanh tươi, như cây dương khô sinh hoa, làm sao có thể bền lâu được, đột nhiên gặp gió to bẻ gãy vậy. Xem vậy thì luận về căn bản là rõ ràng đúng vậy. Nhưng nói gốc rễ của khí huyết là cái gì? Hoả là gốc rễ của dương khí, thuỷ là gốc rễ của âm khí, nên thuỷ hoả là tổng căn bản. Cái khí động trong khoảng hai thận(mệnh môn) là nó vậy. Đây là gốc rễ của ngũ tạng, lục phủ, nguồn của 12 kinh, cửa của hô hấp, gốc của tam tiêu, lại cũng gọi là thần chống tà. Kinh nói:” cái gốc ở trong gọi là thần cơ, thần mất tất cơ dừng. Cái gốc ở ngoài gọi là khí lập, nên khí dừng tất sự biến hoá sẽ tuyệt”. Người ngày nay thả theo thị dục, dẫn đến thận khí hư, suy, gốc đã tuyệt trước rồi, nay hoặc nội thương do vất vả, hoặc lục dâm, thất tình tiếp thân, đều có thể đột nhiên trúng bệnh vậy. Đó là do âm hư mà dương đột nhiên tuyệt vậy. Nên dùng đại tễ Sâm phụ, Tuấn bổ dương khí, tiếp đó lẫy Lục vị địa hoàng, hoặc thập bổ hoàn… điền đầy chân âm. Lại có trường hợp tâm hoả đột nhiên mạnh quá, thận thuỷ hư suy, lại thêm ngũ chí quá cấp, dẫn đến tâm thần hôn mê, liền ngã không biết gì, chân tay co quắp, miệng mắt méo lệch, cũng lại do thuỷ chẳng đủ nuôi gân, cấp bách ra thế, người đời gọi là trúng phong, cũng là giả trúng, là ngọn bệnh ở phong, tức là phong từ hoả thành ra. Nên lấy Địa hoàng ẩm tử của Hà Gian, tuấn bổ âm, sau đó dùng các thứ Nhân Sâm, Ngũ vị, mạch môn, tư dưỡng nguồn sinh hoá. Đây là lúc luận về chân âm, chân dương vậy. Còn như nói do đờm thì phàm người ta lúc sắp chết tất có đờm, đâu phải riêng trúng phong mới có. Quan trọng là đờm từ đâu mà đến. Đờm cũng chính là thuỷ, gốc của nó sinh ra từ thận. Trương Trọng Cảnh nói: Khí hư, đờm nhiều, lấy thận khí hoàn để bổ mà trục đi. Xem đó thì muốn trị trúng phong, trước lấy trị căn bản đã, tất đờm không trị mà tự hết vậy. Nếu ban đầu đờm dãi tắc thịnh, thang thuốc chẳng vào được, dùng một ít loại Hy Diên Tán làm sơ thông yết hầu, để có thể uống được thuốc thì dừng lại. Nếu như muốn công đờm đến cùng, thì có thể chết trong khoảnh khắc, chớ có làm, chớ có làm vậy!
Hoặc lại hỏi, người ta có thứ bán chi phong, tất nên lấy nửa trái thân thuộc huyết, nửa phải thân thuộc khí, há lại còn cách nói khác sao? Chưa chắc đã vậy. Người ta hai bên cùng có phần âm dương, thủy hỏa. Đàn ông bên trái thuộc thủy, bên phải thuộc hỏa. Đàn bà thì ngược lại. Đàn ông bị bán chi phong(bán thân bất toại) phần nhiều bị bên trái (bên thủy), đàn bà phần nhiều bị bên phải (cũng bên thủy). Xem đó có thể biết bệnh âm hư là chủ yếu. Lại có một loại người bệnh, nửa trên thân như người bình thường, mà nửa bên dưới thì mềm oặt, vô tri, tiểu tiện thường sáp (són) hoặc tự đi không điều khiển được. Như thế thì thuộc khí sao? Thuộc huyết sao? Đây đều là chứng do ba mạch túc âm bị hư vậy, không thể không biết.
Kinh nói: “mạch vi, trầm, cổ, sáp (sắc), các chỗ khác (thốn, xích) mạch cổ, đại (to, cổ là cái trống), mạch tâm hẹp, cứng, cấp đều bị thiên khô (bán thân bất toại). Đàn ông phát bên trái, đàn bà phát bên phải. Nếu còn nói được, lưỡi chuyển thì có thể chữa, 30 ngày dậy được. Nếu không nói được thì 3 năm mới khỏi. Nếu bệnh nhân chưa tới 20 tuổi thì 3 năm sau sẽ chết.
Tỳ với vị là biểu lý của nhau, âm dương khác chỗ, có thực, có hư, có nghịch, có thuận, hoặc thuận trong hoặc thuận ngoài. Cho nên vị dương bị hư, tất nội thuận theo đến tỳ, nội theo đến tỳ tất âm của tỳ thịnh cho nên mạch của vị trầm, cổ, sáp. Sáp vì nhiều huyết ít khí, dương của vị thịnh tất âm của tỳ hư. Hư tất chẳng thể cùng dương làm chủ ở trong, trái lại lại theo với vị mà vượt ra ngoài bộ phận. Cho nên mạch vị cổ, đại ở bên ngoài cánh tay, đa số là do nhiều khí, ít huyết. Tâm là nhà của nguyên dương quân chủ, sinh huyết, sinh mạch. Vì nguyên dương bất túc, nên âm hàn thừa cơ lấn nên mạch tâm nhỏ, cứng, cấp. Một số ít do dương bất túc, mạch cấp, cứng là do tà của âm hàn. Phàm là ba mạch tâm, tỳ, vị có một mạch như trên tức là bị thiên khô. Sao vậy? Vốn tâm là gốc của thiên chân thần cơ khai phát. Vị là cốc khí, là ngọn của đại chân khí. Tiêu bản mà tương đắc, thì khí hải đản trung ở vùng ngực, hoành cách sẽ lưu trữ khí nguồn đầy đủ, phân bố khắp ngũ tạng, tam tiêu, trên dưới, trong ngoài, chẳng đâu không đến khắp. Còn nếu tiêu, bản tương thất (lệch lạc), chẳng thể giữ được, khi ấy nói, khí hải, tức tôn khí sẽ tán thất nên chẳng thể phân bố đi khắp kinh mạch, tất sẽ bị thiên khô. Chẳng đi khắp ngũ tạng tất “ấm” (ngọng, câm). Vì thế mới nói, đây là một điều mà người sau có thể lấy làm cương lĩnh khi nói về chứng thiên khô. Chưa có khí nào chằng vì chân khí không lưu thông khắp mà thành bệnh vậy.
“Càn khôn sinh khí” nói: Phàm người ta có chân có tay, dần dần thấy bất toại, hoặc cánh tay tê, đùi, ngón tay, đốt tê bì không rõ nguyên nhân, hoặc miệng mắt méo xệch, ngược, lệch, nghiêng, lời nói tắc sáp, hoặc ngực, lưng mê muội, nôn đờm liên tục, hoặc sáu mạch huyền, hoặc hư nhuyễn vô lực, tuy chưa đến mức ngã đổ, thì việc trúng phong có thể định ngày mà nói trước được vậy, cần phải dự phòng. Ngụ ý của tôi thì nói dự phòng là nói nên tiết giảm ăn uống, giới thất tình, tránh xa phòng the đây là điều chủ yếu. Nếu muốn dùng ăn, uống thuốc dự phòng thì cần xét mạch chứng hư thực ra sao. Nếu hai xích hư suy thì lấy lục vị địa hoàng, hay bát vị địa hoàng bồi bổ gan thận. Nếu như thốn, quan hư nhược thì dùng các loại lục quân tử, thập toàn đại bổ, bổ gấp tỳ, phế thì mới có bổ ích. Còn nếu như tầm phong thuận khí hoặc các thuốc thanh khí, hóa đờm thì tất cả đều là triệu phong đến để mà trúng phong sớm thôi. Chẳng thể không biết.
Kỳ Bá nói: Đại pháp trúng phong có bốn thứ: Một là nói thiên khô, nói bán thân bất toại mà đau, như cây có gốc rễ chưa thật khô kiệt, nhưng bên trên cành, nhánh đã úa trước rồi. Lời bất biến, chí chẳng loạn, bệnh còn ở vùng da lông (tấu phần), dùng châm chích, bổ phần không đủ, giảm phần có dư, còn có thể phục hồi.
Hai là nói phong phí (da phát ban đỏ), thân không đau đớn, tứ chi bất thu như tê liệt vậy. Gân mạch buông lỏng, chẳng thể nâng lên được, huyết khô, tán hoán chẳng thể chủ động được. Chí mới hơi loạn, nghe lời còn biết rõ thì còn có thể chữa. Nếu nặng tất không thể nói thì không thể chữa trị được.
Ba là phong, nói là đang tự nhiên chẳng còn biết ai vào ai nữa, trong họng tắc chét, lưỡi cứng không thể nói là cấp trúng phong. Nhưng mà chứng này nếu đổ mồ hôi, thân mềm thì sống được. Nếu mồ hôi không ra, thân cứng, môi khô thì sẽ chết. Nhìn vào mũi nếu bên trái, phải, trên dưới nhân trung mà trắng thì có thể trị được, còn đen, đỏ, miệng phun nước bọt thì chết.
Bốn là phong tê. Nói các chứng tê, thuộc loại phong. Kinh nói: ba thứ khí phong, hàn, thấp hợp lại mà thành tê. Nói đau tê, gân cốt đau, còn nói cảm tê, tê mà chẳng chạy chỗ (bất hành). Nói hành tê, chạy nhảy đau đớn, nói chu tê, toàn thân đau đớn. Lại nói hành tê thuộc phong, đau tê thuộc hàn, cảm tê thuộc thấp. Nếu chứng chính khí bất túc, chỉ cần bổ chính khí, chẳng cần khử tà. Nếu tà khí có dư như các loại chứng tê trên, tuy lấy phù chính khí làm chủ, chẳng thể không dùng một ít pháp khử tà như là dùng Dịch Lão Thiên Ma Hoàn chẳng hạn.
- MIỆNG MẮT MÉO LỆCH
Linh khu nói: Bệnh của cơ thuộc Túc Dương Minh, nói cơ mà có nhiễm hàn, có khi cấp dẫn từ má đến miệng, có khi bị nhiệt cơ cứng dần dần không thể thu về được, nên lệch một bên. Là tả hàn, hữu nhiệt thì tả cấp, hữu hoãn, hữu hàn tả nhiệt thì hữu cấp, tả hoãn. Cho nên, lệch bên tả thì tả hàn, hữu nhiệt. Lệch bên hữu thì hữu hàn mà tả nhiệt. Phàm bị hàn chẳng thể một đường dùng tễ cay nóng. Nếu bên tả trúng hàn tất bức nhiệt ở bên hữu, bên hữu trúng hàn, tất bách nhiệt bên tả, tức là dương khí không tuyên hành nên bị vậy.
Nếu méo miệng nên đốt nóng huyệt Địa Thương. Nếu mắt lệch nên đốt huyệt Thừa Khấp. Nếu chẳng hiệu quả nên đốt huyệt Nhân Nghinh. Phàm khí hư, phong nhập mà làm lệch, trên chẳng thể xuất ra được, dưới chẳng thể xả được là chân khí bị phong tà bức hãm cho nên “cứu”. Kinh nói hãm hạ tất “cứu” là vậy.
Duy ngoại trúng phong tà mới có các chứng lệch, méo. Đã nhiệt tất sinh phong, chẳng thể nói tất cả bệnh là do phong của khe cửa. Đã có các chứng méo lệch, cũng là giả tượng thôi, chẳng quá nặng. Nhiệt thắng tất kim suy, kim suy tất mộc thịnh, mộc thịnh tất sinh phong. Riêng làm nhuận táo tất phong tự dừng, bất tất dùng phép cứu nóng ở trên.
Sách Tố Vấn nói: các phong làm hoa mắt, chân tay đau, cứng, thẳng, cơ co là do khí phong mộc của Quyết Âm. Từ đại hàn tới tiểu hàn là vị của hai khí quân hỏa phong mộc. Phong chủ ở động, khéo gây các biến hóa, mộc vượng sinh hỏa, phong hỏa thuộc dương, làm nhiều biến hóa. Huống lại Dương Minh táo Kim, chủ ở khẩn, liễm súc cứng lại nên phong mộc làm bệnh mà lại thấy cái hóa tắc của táo Kim (co cứng), do thái quá mà thành ra vậy. Như nói đã quá cực, tất phản lại cho nên khi mộc cực lại tựa như kim. Huống hồ phong có thể thắng thấp mà làm cho táo. Thế phong bệnh quá mức mà gây thành có táo nặng vậy. Những chứng hậu này, chính là nói phong quá mức mà sinh, điều trị nên dùng thuốc thanh lương, không nên dùng quế phụ.
Hoặc hỏi rằng, vào lúc này, thang Tiểu Tục Mệnh có thể dùng hay không? Đáp rằng chẳng nên. Tiểu Tục Mệnh thang là phương của Trọng Cảnh trong Kim Quỹ Yếu Lược, trị trực trúng phong hàn vào mùa đông. Tức là biến phương của Ma hoàng Quế chi thang. Chỗ này là theo hình chứng của sáu kinh, theo đó gia giảm, chưa dễ có thể y theo toàn phương để dùng. Như là Thái Dương không ra mồ hôi, thì phương này bội Ma hoàng, Hạnh Nhân, Phòng phong. Nếu có mồ hôi, ghét gió thì trong phương này bội Quế chi, Thược dược, Hạnh Nhân. Còn như Dương Minh không mồ hôi, thân nóng, không sợ gió, thì phương này gia Thạch Ly, Tri Mẫu, Cam thảo. Có mồ hôi, thân nóng, không sợ gió thì phương này gia Cát Căn, Quế chi, Hoàng cầm. Như Thái Dương không mồ hôi, thân mát thì gia Phụ tử, Can khương, Cam thảo. Trong Kinh Thiếu Âm có mồ hôi, không nóng, thì gia Quế chi, Phụ tử, Cam thảo. Phàm trúng phong không có bốn chứng này, sáu kinh hỗn hào, là do ở Thiếu Âm, Quyết Âm, hoặc đốt chi quặn đau đớn, hoặc tê bì chẳng rõ nguyên nhân, thì mỗi Tục Mệnh tám lạng gia thêm Khương Hoạt 4 lạng, Tâm sen 6 lạng. Ở đây do sáu kinh có dư biểu chứng nên theo mồ hôi mà xét. Nếu có tiểu tiện khó khăn thì nên dùng thang Tam Hóa, hoặc Cục Phương Ma Nhân Hoàn thông lợi. Tuy nhiên, tà mà có nhập vào thì chính khí tất hư. Thế gian người nội thương thì nhiều, ngoại cảm cũng có khi, nên phương này chẳng thể khinh suất mà dùng vậy. Hứa Học Sĩ nói, trong các khí, đều nhân thất tình làm bị thương. Kinh nói: thần bị thương do tư lự tất mòn cơ thịt. Ý thương do ưu sầu tất liệt chi, hồn thương ở bi ai tất co cơ, chí thương do thịnh nộ tất eo lưng nặng khó cúi, ngửa. Lạc nói: quá nộ thương âm, quá vui thương dương. Cho nên ưu sầu chẳng dừng, khí nhiều quyết nghịch, nghiến răng khẩn cấp. Nếu như coi là trúng phong thực mà chẳng sai, gây chết người nhiều lắm. Phàm là trúng phong, thân ấm, nhiều đờm dãi, còn trúng khí thì thân mát mà không đờm dãi, nên dùng Tô Hợp Hương hoàn đổ vào tất tốt ngay. Kinh nói: vô cớ mà ngọng, mạch không thấy bệnh. Tuy chẳng trị cũng tự khỏi, nói là khí nghịch vậy, khí phục thì tự khỏi.
Vương Tiết Trai nói: Ăn uống sai bị thương tổn, biến thành bệnh phát cấp bất thường, người ta thường không biết. Phần lớn là sau khi ăn uống no say, hoặc câm phong hàn, hoặc chạm khí não (tức giận hay buồn phiền). Thức ăn lấp đầy làm Thái Âm Vị khí bất hành, nên quyết nghịch trong khoảnh khắc, hôn mê, bất tỉnh. Nếu nhầm là do trúng phong, trúng khí mà điều trị có thể chết ngay lập tức. Duy chỉ dùng thang Âm Dương đạm Diêm làm nôn (thám thổ),thức ăn nôn rồi sẽ đỡ ngay. Kinh nói: Phần trên có mạch (mạch bệnh), phần dưới không mạch, pháp nên thổ (gây nôn), không nôn tất chết. Ở đây thấy rất rõ cách tôi lập luận “mộc ức tất đạt chi điều hạ” (mộc khí bị úc tích cần nên được dần xả bỏ). Cần lấy hai điều luận trên đây với môn “quyết” mà cùng xem xét.
Có một loại hình thể béo mập, bình thường ham uống (uống nhiều rượu), tự nhiên ngày kia gốc lưỡi bỗng cứng đờ, nói năng chẳng rõ, miệng mắt méo lệch, khí đờm xông lên, chân tay, thân thể bất toại (liệt). Người béo như thế phần nhiều bị trúng khí, ở bên ngoài thì thịnh mà bên trong thì thiếu, kiêm cả các chứng uống rượu, thấp nhiệt. Nên dùng Lục Quân Tử gia Cát Căn lùi, Sơn Ngùy, Thần Khúc mà trị.
Có người bệnh trệ hạ đã lâu, hốt nhiên có ngày kia mê man, ngã đổ, mắt trợn nhìn lên, mồ hôi vã đổ đầm đìa, mạch hỗn loạn. Đan Khê tiên sinh nói: Đây là âm hư, dương đột nhiên tuyệt vậy. Phải bệnh này giả thử lại thêm có rượu bên trong, thì phải cấp dùng Nhân Sâm sắc đặc; lại cứu mạnh huyệt Khí Hải. Một chốc tay sẽ động, lát sau môi sẽ động. Cao sâm dùng ba ấm, sẽ đỡ hẳn, sau uống cho tới một cân (cân tiểu ly) sẽ khỏi. Tôi xem đây, người sau khi bệnh nặng, phụ nữ sau khi sinh con (sản hậu) thường có chứng này, chẳng thể không biết. Cứ theo Khí Hải Đan Điền với mạch thận thông nhau, người ta khi mới sinh, trước sinh mệnh môn, nối nhau tại rốn cho nên Đan Điền Khí Hải thực là nguồn gốc của sinh khí, là căn bản của 12 kinh, cho nên cứu vào nó có hiệu quả vậy.
Có một phụ nữ trước tiên hai bên ngực, nách trướng đau, sau nữa tứ chi chẳng dùng được, mồ hôi đổ như mưa, tiểu tiện tự động, đại tiện không tự chủ, miệng cắn, (….thiếu chữ), ăn uống còn được, qua hơn 10 ngày, hoặc cho là trúng vào sâu trong tạng, nên rất lo. Mời tiên sinh Tiết Lập Trai xem bệnh. Tiên sinh nói không phải, nếu phong đã trúng vào tạng phủ, thì chân khí đã thoát, ác chứng đã thấy, họa trong khoảng trở bàn tay, làm sao kéo dài được 10 ngày? Lại xem chứng hậu, sắc mặt đều đỏ hoặc trắng trong, chẩn mạch bên tả ba bộ đều hồng, sác, duy can mạch rất xấu, lại biết thêm ngực vú trướng đau, kinh can huyết hư, không thể nuôi cơ vậy. Đổ nước (đổ mồ hôi, đi giải) luôn không dừng, kinh can huyết nhiệt nên tân dịch chảy bậy vậy. Tiểu tiện tự đi vì can kinh nhiệt thậm, âm chống không nổi, đại tiện bất thức là can mộc xí thịnh mà khắc tỳ thổ vậy. Dùng đủ Tê giác Tán Tử tễ, các chứng giảm ngay. Lại dùng Gia vị Tiêu Giao Tán điều lý là yên. Về sau nhân ôm giận, các chứng trước lại phát, thêm phát nhiệt, nôn mửa, chẳng muốn ăn uống, hành kinh không dứt. Đây là mộc thịnh khắc thổ mà tỳ không thể nhiếp huyết. Dùng quy tỳ gia vị làm chủ, phụ thêm Tiêu dao tán mà khỏi. Về sau mỗi lần tức giận, đột nhiên trúng lại, tay chân quờ quạng, lại dùng thuốc trên thì khỏi ngay.
Liễu Thái Hậu nhà Đường, bị trúng phong không nói được, mạch trầm muốn thoát, tất cả các thầy thuốc bó tay nhìn nhau. Hứa Uyên Tông nói: uống dương dược cũng không kịp nữa, lập tức lấy h
Hoàng kỳ, Phòng phong nấu canh, mấy chục hộc xếp dưới giường, khí đằng đằng như mây đen mờ mịt. Đến chiều nói được, lại dùng nữa mà dậy được.
Lô Châu Vương Thủ Đạo bị phong cấm khẩu, không thể nói. Vương Khắc Minh cho đốt than thiêu đất, đổ rượu nấu làm thuốc, đặt bệnh nhân ở trên, chốc lát cũng đỡ. Lấy hai pháp ở trên là bệnh đến mức muốn tuyệt, thuốc thang chẳng được, cũng là phép biến của phép trị vậy.
Có người, bình thường không tật, đột ngột như người chết, thân không cựa quậy, mờ mịt không nhận ra ai nữa, mắt nhắm không thể mở, cấm khẩu không thể nói, hoặc có biết người, lại ghét nghe tiếng người. Lại như bị mê, lúc đó lay mới dậy, đây là do mồ hôi ra quá nhiều. Huyết thiếu, khí đều ở huyết nên dương một minh dâng lên không hạ xuống được. Khí úng tắc không thể hành, nên thân như chết. Khi khí qua, huyết lại âm dương lại thông nên lúc lay mới dậy. Gọi là uất mạo cũng gọi là huyết quyết. Phụ nữ thường bị nhiều. Nên dùng Bạch Vị thang (thang đậu trắng), thương công tán.