- ÔN BỆNH LUẬN
Phàm hai chữ thương hàn tất vì cái nghiêm hàn của mùa đông thành cái khí sát vật, tiếp xúc, phạm phải mà thành bệnh đúng theo thời, gọi là thương hàn. Chẳng đuổi ngay đi, hàn độc chứa ở da thịt, đến xuân biến thành ôn bệnh, đến hạ biến thành thử bệnh. Bệnh thử, nhiệt cực nặng so với ôn bệnh. Khi đã biến thành ôn, không được quay lại nói là vì hàn nữa. Vì không sợ lạnh mà nói là ôn bệnh. Đây là kinh văn của Trọng Cảnh vậy. Ma hoàng, Quế chi là để trị thương hàn mà lập, chẳng thể dùng cho ôn bệnh. Dù nguyên nhân bị bệnh tuy giống nhau, mà lúc phát lại khác nhau. Cách chữa của Trọng Cảnh có phương khác nhau, truyền lại bị sai thất là do các nhà nghị luận rườm rà, đến nay chưa sáng tỏ vậy. Lưu Thư Chân muốn dùng Ma hoàng, Quế chi tất gia Thược dược để tránh bệnh phát vàng. Lục Thần Thông Giải Tán của Trương Tử Hoà lấy hàn dược Thạch Ly gia Ma hoàng, Thương Truật. Đều là không đúng. Vốn Ma hoàng, Quế chi là thuốc cay nóng, là thuốc thích hợp cho tán biểu hàn tà của tháng đông, chẳng nên dùng ở thời xuân, hạ. Đào Thị muốn dùng Cửu Vị Khương Hoạt thang, nói là một phương có thể thay ba phương cũng là sai. Khương Hoạt thang là do Dị Lão chế, dùng để trị cảm cái khí không đúng (bất chính) của tứ thời, như mùa xuân đáng ấm mà lại lạnh, mùa hạ đáng nóng trái lại ấm, mùa thu nên mát mà lại nóng, mùa đông nên lạnh mà lại ấm. Lại có lúc ba mùa xuân, hạ, thu bị bạo hàn phá vỡ, tuy có phát chứng sợ lạnh, cũng chẳng thể như cái khí Túc Sát rất nặng của mùa đông. Cho nên chẳng cần Ma hoàng, Quế chi để tán hàn, chỉ nên lấy thuốc tân, lương thông nội ngoại mà giải thôi. Huống chi phương này (Ma Quế) nên chiều theo pháp lục kinh mà gia giảm, không thể dùng cả. Chẳng bằng dùng Tiêu Dao Tán là hơn, thực là một phương thay cả ba phương vậy. Nhưng muốn trị ôn bệnh biết làm sao? Tôi có một phép xin thưa trình rõ ràng. Kinh nói: “Bất ố hàn, nhi ôn giả thị dã” (chẳng sợ rét thì là ôn bệnh vậy). Chẳng ghét lạnh thì biết bên ngoài biểu không có hàn tà vậy. Nói ôn tất biết thận thuỷ cạn khô rồi. Duyên do là người này còn có hoả, mùa đông xưa mạo hàn khí, tuy có bị thương nhưng không nặng, riêng do có hoả ở trong, hàn không thể nhập sâu vào cho nên không phát ngay. Nhưng khí hàn chứa ngầm nơi da thịt, từ đông đến tháng ba, tháng tư qua đã lâu, hoả bị hàn úc (vây ép) ở bên trong cũng đã lâu, đun nấu thận thuỷ đến khô kiệt. Lại Giáp Mộc là dương mộc, mượn Thận thuỷ mà sinh, thận thuỷ đã khô, đến lúc này thì cường mộc vượng, chẳng thể lấy gì để phát sinh cái gốc tự nhuận, cho nên phát nhiệt mà khát, chẳng phải cảm mạo vậy. Hải Tạng nói: “Tà mới gọi ra tà cũ” là sai. Nếu lại có “cảm” thì biểu đáng ra phải ghét lạnh chứ. Tôi lấy Lục Vị Địa Hoàng tư thuỷ, lấy Sài hồ tân lương là thư thái mộc bị úc uất, liền tay mà nên việc. Phương pháp này cứu sống người nhiều lắm. Tôi lại nhân đó mà suy rộng ra, phàm mùa đông bị thương hàn, cũng là chứng úc hoả. Nếu người này vô hoả, tất sẽ trực trúng (hàn tà). Duy là có hoả cho nên từ bì mao mà vào cơ nhục, cơ nhục mà vào phủ tạng. Người nay đều nói hàn tà truyền vào lý, hàn biến làm nhiệt. Đã gọi hàn tà, cớ gì vào trong, trái lại làm nhiệt, là làm sao mà có thể biến thành nhiệt tà được? Chẳng biết tức là cái hoả trong bản thân bị hàn vây ức, không thoát ra, một bước ra, một bước lại quay về, lâu ngày tất thuần nhiệt mà không còn hàn nữa. Cho nên dùng Tam Hoàng giải độc, giải cái hoả này vậy. Thăng ma, Cát Căn tất hoả úc được phát ra. Tam Thừa Khí tức thổ úc tất chuyển đi, Tiểu Sài hồ thang tất mộc uất được điều đạt. Lý này thật là giản dị, chỉ vì quá chấp truyền kinh qua sáu kinh mà rườm rà, nhiều ngả chi li. Phàm là tạp chứng có phát nhiệt, đều có đầu đau, gáy cứng, mắt đau, mũi khô, gân đau, miệng đắng… chẳng cần chấp vào thương hàn, thuộc các phương thuốc thương hàn để trị. Tôi vào mùa đông, chính thương hàn độc dùng hai phương Ma hoàng, Quế chi để trị. Ngoài ra, đều không ghét lạnh, thì đều trị hoả uất (úc). Tôi đưa cái luận bất tài này ra, người nghe ai không sợ đến lè lưỡi. Khi duyệt xét Thiên Dân Y Học, Thương Hàn Chính Truyền, đến mức có người truyền rằng: Thương hàn truyền kinh là úc bệnh (bệnh uất). Tôi thấy rồi bất giác vô cùng vui mừng, thấy được trước đã có người cũng cùng ý kiến giống mình. Rồi khảo trong Nội Kinh Hoàng Đế nói: Người bị thương hàn, mà truyền thành nhiệt là sao vậy? Kỳ Bá nói: Cái lý hàn khí ngưng ở ngoài, uất ở trong là vì tấu lý rất vững, huyền phủ đóng kín tất khí chẳng tuyên thông, nên ôn khí kết ở trong. Trong ngoài đánh nhau, hàn thịnh nhiệt sinh. Cho nên người ta bị thương vì hàn chuyển thành bị nhiệt. Ra mồ hôi tất đỡ. Tức là cái lý ngoại ngưng nội uất có thể biết vậy. Xem đó tôi thấy lấy thương hàn làm hoả uất, chẳng phải vô căn cứ, nên đặc biệt làm một thiên Úc Luận (uất luận).
Luận dương độc, âm độc:
Sách Kim Quỹ Yếu Lược nói: Dương độc gây bệnh, mặt ban đỏ như gấm thêu, yết hầu đau, khạc như mưa, năm ngày có thể chữa, bảy ngày không thể trị. Âm độc gây bệnh, mắt, mặt xanh, thân đau như gậy đánh, yết hầu đau, sống, chết như bị dương độc. Thăng ma, Ngao Giáp, thang đều làm chủ. Sách Thiên Nghiệm nói: Thang dương độc trị thương hàn, một, hai ngày biến thành dương độc, hoặc sau khi cho uống thuốc ôn, hạ biến thành dương độc, thân nặng, da thịt nơi eo, gáy, lưng đau, phiền muộn, bất an, nói hoặc chạy cuồng, hoặc thấy quỷ thần, hoặc nôn ra máu, đi tả, mạch phù……………. (sách in thiếu)
- ÚC BỆNH LUẬN
Nội kinh nói: Mộc uất tất nên đạt đi, hoả uất nên phát đi, thổ uất nên đoạt đi (làm cho mất đi), kim uất tất tiết đi (xả đi), thuỷ uất tất chiết đi. Tuy nhiên điều chỉnh các khí ấy, nếu chỉnh quá thì cũng sợ, cho nên gọi là tả đi (cho đi tả). Theo như Nội Kinh, nói đạt là cho nôn ra vậy, làm cho điều đạt cho nhẹ đi, phát là làm cho ra mồ hôi, làm cho sơ tán đi vậy. Đoạt là làm cho hạ xuống, làm cho không còn tắc ngưng nữa. Tiết là nói thẩm tiết, giải biểu, lợi tiểu tiện vậy, là nói khống chế sự xung nghịch vậy. Tôi nói phàm là mới bị bệnh, phần nhiều là do ở úc, uất. Úc là cái nghĩa bị đè nén mà không thông được. Theo Nội Kinh Ngũ Pháp, bởi vì theo cái khí của ngũ vận đến lúc bị úc, chứ chẳng phải cái úc của ưu uất. Ưu là bệnh của một trong bảy thứ tình, nhưng ưu là một trong số đó. Đan Khê tiên sinh nói: Khí huyết xung hoà, bách bệnh không sinh. Đã có phất (buồn giận) úc, các bệnh đều sinh, lại làm ra luận của sáu thư úc, lập ra phương Việt Cúc Hoàn để trị úc bệnh. Nói khí, nói ôn, nói nhiệt, nói đờm, nói huyết, nói thực, mà lấy Hương phụ, Phủ Cung, Thương Truật khai uất, lợi khí làm chủ. Nói khí uất mà thấp trệ mà thành nhiệt, nhiệt uất mà thành đờm. Đờm trệ mà huyết không hành được, huyết trệ mà ăn không tiêu hoá. Sáu thứ này đều là sai lầm vậy, sinh ra thuyết này mà ý chỉ của Nội Kinh bắt đầu bị mờ tối, lại do sai lầm của chú dịch mà càng mù mịt thêm. Các bệnh uất này đã mù mờ về mặt lý luận từ rất lâu rồi. Nếu có thể làm cho sáng tỏ, mở cho rộng ra, thì bệnh trong thiên hạ đã biết quá nửa rồi vậy. Hơn nữa lấy việc chú giải nhầm Nội Kinh mà nói, đây nói đạt là nói gây nôn đó, trong thổ có cái nghĩa phát tán. Đại để mộc uất lại là Thiếu Dương Đảm Kinh bị bệnh bán biểu bán lý, đa số là chứng oẹ chua, nuốt chua, tuy gây bệnh nôn cũng có cái ích của phát tán, nhưng mà nói vô hại đó, lại có thể lấy bừa chữ “thổ” làm thay chữ “đạt” hay sao? “Đạt” là sướng mậu điều đạt (thông sướng lưu loát). Vương An Đạo nói: Can tính cấp, nộ khí nghịch, sườn ngực trướng, hoả bốc nóng lên. Điều trị lấy khổ, hàn, tân, tán mà không khỏi, tất dùng thuốc khai phát, có thể kèm thêm quyết âm để theo phép tòng trị. Lại như phong nhập vào trong đã lâu làm đêm trúng thực, đến mức chẳng phải vì trúng gió mà thanh khí ở dưới làm oẹ bừa thức ăn tối. Tất lấy tễ nâng khí nhẹ để tán đi. Phàm là loại này, đều dùng phép điều đạt vậy. Ở đây họ Vương triển khai ý nghĩa của Đạt là rất hay. Hoả uất tất phát tán đi, là phát mồ hôi. Đông Viên chế thang Thăng Dương Tán Hoả là vậy. Làm cho thế cùng tất dừng lại, kỳ thực phát và đạt chẳng khác nhau nhiều. Vì hoả ở trong mộc, mộc uất tất hoả uất là cùng một nguyên nhân. Điều đạt cho nên phát tán đi tức là lấy thuốc đạt để mà phát vậy, chẳng có gì là không được. Nhưng chẳng phải là nói phát hãn, ra mồ hôi đương nhiên là khỏi. Nhưng hoả úc ở trong, chưa có mồ hôi ra dòng dòng, cần phát cho kỳ được. Thổ úc đoạt đi là nói hạ đoạt vậy. Như trong đầy, bụng trướng, thế nặng tất không thể trừ nhanh, chẳng phải tễ lực nhẹ có thể khỏi, tất dùng tễ mặn lạnh, tuấn hạ, lấy cái thế cướp đoạt này làm cho bình ổn. Đây là cái nghĩa hạ đoạt. Theo ngu ý của tôi nói đoạt không ngừng lại ở hạ. Như Vị cũng là thổ, thức ăn tắc đầy trong vị, hạ bộ có mạch, thượng bộ không mạch, phép nên gây nôn, không nôn tất chết. Trong Nội Kinh có nói: “Cao giả nhân nhi, việt chi” (Nhân còn ở trên cao mà vượt qua), nên lấy nôn làm thượng đoạt, làm giảm cái uất của vị thổ, cũng chẳng phải là không được. Sách của Đông Viên dẫn: mộc úc do thức ăn lấp đầy phế thận (ép lên phổi), vì kim khắc mộc, sao mà khiên cưỡng, kim úc thì tiết đi. Như phế khí đầy, ngực bằng ép khó thở, chẳng dùng tễ giải lợi, phế khí chẳng thể sơ thông. Chỉ hai chữ giải biểu, đủ nghĩa tận tiết kim úc, chẳng cần thẩm tiết lợi tiểu tiện, mà thấm lợi đã tự có trong đó rồi. Huống hồ lợi tiểu tiện là đã qua phép trị thuỷ úc. Mỗi có thuỷ úc phải chiết đi là khó giải, theo ngu ý, thì bốn câu điều khí này, không phải tổng kết những lời trên, mà là hai chữ “chiết chi” vậy. Sợ người ta không rõ, riêng nói bốn câu này để làm rõ vậy, thực là cực tốt. Thuỷ úc mà không thông có thể điều khí mà khỏi. Như Minh nói: Bàng quang là cung của châu đô vậy, là chỗ chứa tân dịch, khí hoá có thể xuất ra được. Phế là nguồn trên của thận thuỷ. Phàm thuỷ đạo bất thông, nâng cao phế khí, làm thông khiếu trên tất khiếu dưới cũng thông. Như phép nước chảy là lý tự nhiên. Thuỷ quá mức, thừa đầy ở tứ chi, tứ chi sẽ phù thũng. Như khi thuỷ đầy khắp, nên chiết bằng cái nó sợ. Cải thuỷ sợ là thổ vậy. Thổ suy không thể chế thuỷ, thổ ít tất thuỷ hành sai. Ở đây duy bổ tỳ thổ, có thể chế thuỷ, tắc thuỷ đạo tự thông. Không cầu “lợi” mà cũng “lợi”, cũng là nói “tả” vậy. Nói như ở đây, là nói tiếp tục chữ chiết và chữ tả ở đoạn văn trên, mà nghĩa chữ “chiết chi” thêm sáng tỏ rất nhiều vậy.
Chú của Nội Kinh Ngũ Pháp lại ra từ chú của Trương Tử Hoà, chẳng phải lời của Vương Khải Huyền xưa, nên sai lầm nhiều. Tôi đã chỉnh sửa những sai lầm này, lại suy triển nghĩa này, lấy một pháp thay cho năm pháp, thật vô cùng sáng tỏ, rất là hiệu quả, nên trình bày thành sách. Vốn là Đông phương, trước tiên sinh mộc, mộc là sinh cái sinh khí, tức là hoả khí. Cái hoả của không trung nẳm ở trong mộc. Mộc uất tất hoả cũng úc ở trong mộc vậy. Chẳng riêng vậy, hoả uất tất thổ tự úc, thổ úc tất kim cũng uất, kim úc tất thuỷ cũng úc, ngũ hành là nhân của nhau là lẽ tự nhiên. Riêng vì cái nhân chung này, tôi lấy ra một phương trị mộc úc mà các úc khác đều nhân đó mà khỏi. Một phương như thế nào? Chính là tiêu dao tán vậy. Trong phương này duy Sài hồ, Bạc hà là hai vị tối diệu vậy. Vốn Đởm mộc của thân người là cái khí thiếu dương của giáp mộc. Khi còn mềm non, giống mầm cỏ mới nhú nơi đất. Lúc này nếu bị gió lạnh úc uất, tất bị uốn mềm, ép bức mà chẳng thể vươn lên. Chẳng lên được tất khắc tỳ thổ ở dưới làm kim, thuỷ đều bị bệnh. Duy được gió ấm thổi qua, khí uất tất sướng đạt. Thực là mộc vui phong, gió lay tất thư sướng, gió lạnh tất sợ. Gió ấm là gió “suy diện bất hàn dương liễu phong”, là cây cối đều ưa thích. Sài hồ, Bạc hà cay mà ấm, cay nên có thể phát tán, ấm nên có thể nhập kinh Thiếu Dương. Cái diệu của cổ nhân lập phương là thế. Nếu thật nặng, phương này gia thêm Tả Kim Hoàn. Tả Kim Hoàn chỉ có Hoàng liên, Ngô Thù du hai vị. Hoàng liên đã trị hoả của tâm, thêm Ngô Thù khí táo, khí của can cũng táo, tức là đồng khí tương cầu, nên nhập can mà bình mộc. Mộc đã bình tất không sinh tâm hoả, hoả không hình kim, nên kim có thể chế mộc, không phạt thẳng vào mộc mà mượn kim để chế mộc. Ở đây chữ tả kim được thành tên vậy (tả là tả hữu phụ trợ). Đây là cái xảo diệu của lập pháp. Nhưng còn chưa hết, sau khi dùng, dùng tiếp Lục Vị Địa Hoàng gia Sài hồ, Thược dược để uống, để tư thuỷ thận. Thuỷ năng sinh mộc, Tiêu Dao Tán là phong để tán rồi, uống Địa Hoàng là lấy mưa để nhuận, thì mộc chẳng được thiên thời sao? Lập ra phương này, cái úc của mộc, hoả đều được thư thái. Mộc không còn hạ khắc tỳ thổ, mà thổ cũng tự nhuận, không còn bệnh táo, kim, thuỷ sẽ tự tương sinh. Tôi nói một pháp có thể thông ngũ pháp là như thế, chẳng là đúng sao, mở ra rộng lớn vậy thay, ngàn đó, vạn đó, lợi này vô cùng vậy.
Phàm là hàn, nhiệt qua lại, tựa như ngược mà chẳng phải ngược. Sợ lạnh, phát nhiệt, nôn oẹ, nuốt chua, ngực đau… ruột đầy, chướng muộn, đầu nhức, đổ mồ hôi trộm, hoàng đảm, ôn dịch, khuất khí, tôn tiết… các chứng đều là phương đúng chứng. Suy ra thương phong, thương hàn, thương thấp… trừ trực trúng ra, phàm là ngoại cảm, đều xem là úc, lấy Tiêu Dao Tán gia giảm, chẳng gì không kiến hiệu. Như Tiểu Sài hồ thang, Tứ Nghịch Tán, Khương Hoạt thang, giống nhiều khác ít, không tốt được như phương này vậy. Thần mà minh vậy, biến mà thông đó, giữ cho người đời vậy. Thảng hoặc đã dùng là khỏi, một lúc là phát hoặc nửa ngày hoặc một ngày là phát, phát rồi càng mau, càng mạnh. Ở đây tất thuộc hạ hàn, thượng nhiệt các giả chứng, phương này không nên dùng lại. Nên thay dùng tễ ôn bổ. Như dương hư lấy Tứ Quân Tử thang gia thuốc ôn nhiệt. Âm hư tất dùng Lục Vị thang gia thuốc ôn nhiệt. Nếu thực nặng, thì nên hàn nhân nhiệt dụng lấy một ít thuốc lạnh mà theo vào. Dùng thuốc nhiệt theo pháp lãnh, nếu không sẽ cách bức, không thể vào, chẳng những vô ích mà còn bị hại. Bệnh có nặng, nhẹ, trị có nghịch, tùng, kẻ sĩ huyền cơ, chẳng nên trái điều này vậy.