- NGŨ HÀNH LUẬN
Lấy Mộc, Hoả, Thổ, Kim, Thuỷ phối với Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận, tương sinh, tương khắc, biết sơ bộ như vậy. Các sách (kinh sách) nói: ngũ hành duy nhất duy hoả có hai. Lời này tựa phải mà sai. Luận cả ngũ hành đều có hai, đâu phải một mình “hoả” mới như vậy sao? Nếu luận đến cùng thì ngũ hành (cả năm hành) đều có 5 hành, 5×5 là 25. Ngũ hành đều đủ có một thái cực. Như vậy cho nên thành sự biến hoá mà hành đạo Quỷ Thần vậy. Nay lấy ngũ hành ở chỗ âm dương sinh tử mà nói.
Mộc có Giáp mộc thuộc dương, Ất mộc thuộc âm. Mật (đởm) của người ta là Giáp mộc thuộc kinh Túc Thiếu Dương. Can là Ất mộc thuộc kinh Túc Quyết Âm. Giáp mộc sinh ở Hợi, tử ở Ngọ, Ất mộc sinh ở Ngọ mà tử ở Hợi.
Hoả có Bính hoả thuộc dương, Đinh hoả thuộc âm. Tướng hoả của thân người thuộc kinh Thủ Thiếu Dương, Tâm hoả thuộc Thủ Thiếu Âm. Bính hoả sinh ở Dần, tử ở Dậu. Đinh hoả sinh ở Dậu mà tử ở Dần.
Thuỷ có Nhâm Thuỷ thuộc dương, Quý thuỷ thuộc âm. Thận thuỷ của người thuộc kinh Túc Thiếu Âm, còn bàng quang thuộc kinh Túc Thái Dương. Nhâm thuỷ sinh ra ở Tân mà tử ở Mão, còn Quý thuỷ sinh ở Mão, tử ở Tân.
Thổ có Mậu thổ thuộc dương, Kỷ thổ thuộc âm Vị thổ của người thuộc kinh Túc Dương Minh, Tỳ thổ thuộc kinh Túc Thái Âm. Mậu thổ sinh ra ở Dần tử ở Dậu, còn Tỳ thổ sinh ở Dậu, mà tử ở Dần.
Kim có Canh kim thuộc dương, Tân kim thuộc âm. Phế kim thuộc kinh Thủ Thái Âm, Đại tràng kim thuộc kinh Thủ Dương Minh. Canh kim sinh ra ở Tỵ tử ở Tý, còn Tân kim sinh ra ở Tý mà tử ở Tỵ.
Muốn xem xét bệnh tình chuyên lấy sinh, vượng, hưu, tù của ngày, giờ mà nghiệm thuộc âm hoặc thuộc dương. Như là Đởm hoả có vượng thì tất Dần, Mão vượng mà Ngọ Mùi sẽ suy giảm. Can hoả vượng tất Ngọ Mùi là đỉnh, mà Hợi Tý sẽ suy. Ngũ hành cứ thế mà suy sẽ biết.
Độc mỗi Kim Thổ theo chỗ mẫu ký sinh, nên muốn bổ Kim Thổ thì theo chỗ nó ký sinh mà bổ mẹ của nó, đó là cách chữa phía trước, chữa mẹ. Còn phép trị cách là trị mẹ của mẹ vậy (tức bà ngoại). Kim Thổ chỉ ký sinh nên nó chết là chết thật. Duy có thuỷ, hoả là chân sinh cho nên nó chết mà không thực chết. Nơi đất chết lại gặp đường sống vậy. Như là trở về kho, hết sinh khí thì là thu tàng vậy. Như hồn quay lại là do tử khí tiếp tục biến hoá, huống hồ là chỗ nào cũng có cơ hội sinh ra. Khoan gỗ được lửa, đập đá cũng thu được lửa, ngọc trai nhẫn tụ nước, ao vuông thu nước, đất khe thu nước, hứng sương thu nước. Cho nên nếu kim chết không cứu, thổ chết không cứu, mộc chết không cứu, là vì trong ngũ hành tôi độc xem trọng thuỷ hoả vì sinh khắc của nó diệu dụng. Từ gốc của tiên thiên mà luận, không giống với người đời. Thời gần đây người ta đều nói thuỷ khắc hoả, chỉ mình tôi nói thuỷ nuôi hoả, người đời nói kim sinh thuỷ, mà mình tôi nói thuỷ sinh kim, người đời nói thổ khắc thuỷ, riêng tôi nói ở trong thuỷ mà bổ thổ. Người đời nói mộc khắc thổ mà riêng tôi nói nâng mộc để bổ thổ. Nếu luận như thế là điên đảo bỏ lẽ thường, ai có thể tin đây? Cần biết quân, tướng hai hoả lấy thận làm cung. Cái thuỷ mà khắc hoả đều là thuỷ hoả hậu thiên hữu hình. Còn thuỷ mà nuôi hoả, đều là thuỷ hoả tiên thiên vô hình. Vàng ở trong biển, trong cát, chưa qua rèn luyện, không sợ hoả, cũng chẳng khắc mộc. Hãy xem xét gốc gác của chuông vàng, thanh âm của con người xuất ra từ phế kim, trong đục, nặng nhẹ, quan hệ với đan điền. Chẳng cầu ở gốc, xem tìm ở phế tức chỉ nhìn cái ngọn. Nay bàn về bổ phế toàn dùng Nhân Sâm, hoàng kỳ…Bàn về thanh phế khí thì dùng Hoàng cầm, mạch đông, liễm phế thì Ngũ vị, kha tử, cần tả phế thì đình lịch, Chỉ xác… Bệnh nhẹ há lại không có chút hiệu quả ư? Nếu gốc nguồn khuy tổn, một chút cũng chẳng tác dụng. Phàm khí của phế kim đêm nằm tất quay về thận thủy. Đan Gia nói: mẹ tàng ở cung của con, con ẩn nơi thai của mẹ. Một tạng này tên gọi Kiền tạng, sợ nhiệt sợ hàn. Trong thận có hỏa tất kim sợ hình mà không dám quay về. Trong thận không hỏa tắc thủy lãnh, kim sợ hàn mà không dám về thận. Hoặc là suyễn chướng, hoặc là ho ọe, hoặc là không ngủ, hoặc là không ăn, như chó nhà có tang. Lúc này muốn bổ mẹ thổ để lợi cho con phế, suyễn trướng càng nặng. Thanh ư, tả ư, khí phế càng tiêu, giờ chết bức bách. Duy có thu liễm thì còn có lý, nếu không biết cách thì theo đường nào mà thấu được đây? Nhân Trai Trực Chỉ nói: Phế xuất khí, thận nạp khí. Phế là chủ của khí, thận là gốc của khí. Phàm là khí từ dưới rốn thốc ngược lên trên, đây là do thận hư không thể nạp khí về nguồn. Muốn chữa phế (mẹ) hoặc là làm mạnh chủ của thủy hoặc là làm ích nguồn của hỏa. Hỏa hướng vào trong thủy mà sinh vậy. Còn như thổ, theo hỏa ký sinh thì nên theo hỏa mà bổ. Nhưng mà muốn bổ hỏa, có cái lý chí vi diệu: Dương Minh Vị Thổ theo Thiếu Dương Tâm Hỏa mà sinh, nên bổ vị thổ lại là bổ tâm hỏa. Vì vậy, phương Quy Tỳ thang lại là bổ bên ngoại của hỏa, bởi vì mộc sinh hỏa, hỏa mới sinh thổ vậy. Còn Thái Âm Tỳ Thổ, thì theo Thiếu Dương Tướng Hỏa mà sinh, cho nên muốn bổ tỳ thổ thì phải bổ tướng hỏa, nên phương Bát Vị Hoàn hợp thủy, hỏa ký tế mà nấu chín vậy. Một lý này thật là chí lý. Người đời không biết, người không tin, tôi lại bày rõ: Lúc còn hỗn độn, chỉ là một khí thôi, đâu từng có thổ, từ khí thiên nhất sinh thủy, mà chỗ thủy ngưng thành, mở đầu là thổ, là quẻ vị của hậu thiên. Cấn thổ ở dưới Khảm thủy vậy. Cái cứng là đá, cái tối cứng là kim, có thể thấy thủy, thổ, kim đều có một nguồn từ tiên thiên vậy (bổ tiên thiên thủy hỏa là vậy). Lại có nghĩa bổ con nữa. Vốn phế kim là con của thổ. Trước nên bổ con, làm cho con không ăn sữa của mẹ, thì mẹ không suy. Cũng lại thấy nghĩa kim sinh thổ. Lại có cái diệu của hóa sinh, chẳng thể không biết được. Mậu Thổ rất sợ Giáp Mộc, là sợ cái thắng mình, bất đắc dĩ lấy em gái Kỷ thổ mà gả cho, phối làm vợ chồng, sau quay về họ ngoại mà thành gia thất. Giáp, Kỷ hóa thổ, lúc này gặp Long hỏa tất hóa, chẳng gặp Long hỏa tất chẳng hóa. Phàm hóa vật lấy Long làm chủ.
Trương Trọng Cảnh lập Kiến Trung thang để kiện Tỳ thổ: Mộc nói cong, thẳng, cong thẳng làm chua. Thược dược vị chua thuộc Giáp Mộc, thổ là nói mùa màng, mùa màng làm ngọt, Cam thảo vị ngọt thuộc Kỷ Thổ, chua ngọt tương hợp, Giáp Kỷ hoá thổ vậy. Lại như nhục quế thuộc long hoả, làm giúp cái hoá này. Trọng Cảnh lập phương này, cái diệu là như thế. Ở đây lại thấy cái nghĩa lấy mộc sinh thổ. Thổ vốn không định vị, vượng cả ở tứ quý. Tứ quý đều có sinh lý mà gặp. Đặc biệt là ở mộc vậy, xem là khắc thổ, người đời muốn phạt đi, ý tôi là muốn nhờ mộc để thổ sinh. Chẳng phải có lý trái lại ư? Duy có Mộc tính lấy ở dưới, cớ là rễ nó khắc ở dưới. Nhưng khí của mộc là khí sinh ra sự sống (sinh sinh chí khí), bắt đầu ở phương Đông. Lại hãy xem người làm chính trị (làm quan), hàng đầu là chọn việc làm nông, trước tế thần Mầm (manh thần), là mộc khí vậy. Khí mùa xuân lên là dương khí, là nguyên khí, cũng là vị khí vậy (vị thổ). Cùng ra một chỗ mà khác tên thôi. Tôi biết, trồng cây, mưa sẽ làm nhuận tươi, gió sẽ làm héo, mặt trời sưởi ấm làm cho toại, cho cái ý hiếu sinh của trời vậy, tới khi phát đạt đã lâu, sinh ý đã hết lại cần thu lại cái khí sinh sinh ấy, mà quay về trong thuỷ. Thổ là cái gốc để đến xuân sẽ phát sinh, đâu có cái lý phạt đi. Trong Tỳ Vị luận của Lý Đông Viên dùng Thăng, Sài để sơ thông mộc khí, cứ một mực mà nói rõ ràng vậy. Nhưng nếu chưa gặp mưa tưới nhuận mà gió làm tán thì theo cái lý về gốc theo mệnh. Tôi ở trong Mộc Úc Luận nói đủ tất cả cái diệu dụng của Thần Minh ngũ hành, chuyên trọng dụng thuỷ hoả.
- LUẬN NGŨ HÀNH ĐỀU CÓ NGŨ
Lấy hoả mà nói, có dương hoả, có âm hoả, có hoả trong thuỷ, có hoả trong thổ, có hoả trong kim, có hoả trong mộc. Dương hoả là hoả của mặt trời, mặt trăng sinh ở dần mà tử ở dậu. Âm hoả là hoả của đuốc sáng, sinh ở dậu mà tử ở dần. Đây là nói cái tương đối nhau của hoả. Hoả ở trong thuỷ là lửa của sấm, tức là long lôi hoả, vô hình mà có thanh (tiếng), chẳng đốt cỏ cây, được mưa mà xí thịnh. Hiện ở cuối mùa xuân nấp vào cuối mùa thu. Nguyên là: Khi long lôi hiện là tháng năm nhất âm sinh, dưới nước lạnh mà trên trời nóng, long là vật dương nên theo dương mà thăng lên. Tới đông nhất dương lại ẩn (phục) thì long lại theo dương mà phục ở dưới nên không còn tiếng sấm. Tướng hoả trong thận cũng như vậy. Thường ngày không tiết dục, dẫn đến hoả mệnh môn suy, trong thận âm thịnh, long hoả không có chỗ tàng thân nên chạy ở trên mà không quay về được, vì vậy thượng tiêu phiền nhiệt, khái, thấu, các chứng lộ ra. Người chữa khéo dùng thuốc ôn, bổ thận, nương theo tính nó mà dẫn về nguồn, để làm cái lệnh dương phục lúc thu đông, nên long về biển lớn. Đó là cái chí lý vậy. Thế mà người ta trị âm hư, hoả suy lại lấy Hoàng Bá, Tri Mẫu làm quân, càng làm hàn thận, càng làm chóng chết, thật là đáng thương. Nếu có âm hư, hoả vượng thì đều là thuỷ cạn khô mà hoả thiên thịnh, nên bổ thuỷ để phối với hoả, cũng không được dùng thuốc đắng, lạnh để diệt hoả. Làm mạnh chủ của thuỷ đề đè dương quang, chính là nói như vậy. Như lửa của đèn đuốc, cũng là âm hoả, nên lấy sáp, dầu mà nuôi, chẳng được lẫn một giọt nước, gặp nước tất tắt. Độc có hoả trên trời nhập thân người mới có thể dùng thêm lương thuỷ. Như trong luận về bệnh thử nhiệt của Hà Gian, khi gặp thương thử, trúng thử có thể dùng vị khổ hàn mà giải đi. Ngoài ra lửa trong lò, lửa than trong đất, không có ngọn lửa, gặp mộc sẽ có khói, gặp ẩm thì tắt, cần phải thêm than để nuôi ấm. Hỏa trong tỳ thổ lấy vị ngọt mà ôn dưỡng mà hỏa tự lui. Kinh nói: lao lực, hư tổn cần ôn bổ, “cam (ngọt) năng trừ đại nhiệt”, “ôn năng trừ đại nhiệt” là nói như vậy.
Nói về hỏa trong kim, phàm trong núi có khoáng vàng, bạc, hoặc là cho chôn cất ngũ kim, ban đêm tất có ánh lửa. Phàm kim này tụ trong đất không vượt ra được nên có ánh sáng phát lộ ra ngoài. Thân người ở các lỗ ngoài da lông, tự thấy như muỗi mò châm, chích hoặc đỉnh đầu như lửa nóng, đây là khí của phế kim hư, hỏa thừa hư mà hiện. Phế chủ da lông mà có như vậy. Kinh nói: phương đông mộc thực là do tây phương kim hư, bổ thủy bắc phương tức là có thể tả hỏa nam phương vậy. Tuy nói là trị hỏa trong kim mà có thể trị hỏa ở khắp ngũ hành chẳng sót.
Lấy thủy mà nói, có dương thủy, có âm thủy. Có thủy trong hỏa, thủy trong thổ, thủy trong kim, thủy trong mộc. Dương thủy là khảm thủy là khí vậy. Tiêu tức luận của Di Hy tiên sinh nói: Khảm lấy nhất dương hãm bởi nhị âm, thủy khí đi ngầm trong đất, là gốc cội thụ mệnh của vạn vật, cái nhuận dịch là khí dịch vậy. Nguyệt lệnh ở trọng thu (tháng tám) nói: Sát khí dần thịnh, dương khí ngày một suy, thủy bắt đầu khô cạn, là thủy cạn, là thổ bị chết vậy. Ở trọng đông (tháng 11) nói: suối nước động là tháng nhất dương sinh, là nước đã động là thổ sống vậy. Có thể nói thủy trong hỏa, thủy trong thổ là âm thủy vậy. Thủy bờ đầm có hình một âm lên trên hai dương ( ) là thủy hữu hình, ở khắp vạn vật, giáng xuống tạo nên đầm, ao, ở trên có thể nói là nước mưa, sương, ở dưới tức là nước của sông suối vậy. Người ta ăn uống vào dạ dày (vị), hỏa của mệnh môn trưng nhừ thức ăn, khí của thủy cốc (thức ăn uống) trên thì lên phế, phế thông trăm mạch, nên tinh của thủy phân bố đều khắp, đi khắp ngũ kinh, trên đến da lông, là mồ hôi, là nước mắt, nước bọt, tân dịch (huyết tương, dịch kẽ…), dưới thấm xuống bàng quang làm nước tiểu. Đến như huyết cũng là thủy, nó theo tướng hỏa mà đi nên nó có sắc đỏ, đi tuần hoàn, cuồn cuộn, bất tuyệt. Thủy ở trên là thủy của thiên hà (sông trời), ở dưới là trường lưu thủy. Bắt đầu ở cửa trời góc tây bắc, kết thúc ở cửa đất góc đông nam. Chính thế mới có câu: “Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai”, “Bôn lưu đáo hải bất phục hồi” (Lý Bạch). Cho nên nước Hoàng Hà, nước biển cùng một màu vậy. Thủy trong kim là thủy ngân trong khoáng. Ở người là tủy trong xương cốt, chí tinh, chí quý, là vật báu của người. Thủy trong mộc, chọn gỗ đưa vào nước đầm thì nổi lên, thủy này tức là mỡ, cao (sáp). Lòng bàn chân có huyệt Dũng Tuyền, trên vai có huyệt Kiên Tỉnh (huyệt giếng vai), đây là đường thủy đi ngầm. Phàm tân dịch tưới khắp trong da thịt đều là nước suối giếng vậy. Dù thủy có nhiều thứ bất đồng như vậy, nhưng tất cả đều quay về đại hải. Nước trong trời đất lấy biến làm tông tổ, thủy của thân người, lấy thận làm nguồn, cho nên có thể ngày đêm không ngừng nghỉ, lấy nó với khí của cùng một nguồn làm nên thái cực (thủy + hỏa khí). Đây là luận ngũ hành ở trong thủy vậy. Hiểu được ngũ hành của thủy, hỏa ở đây thỉ thổ, mộc, kim cứ tương tự mà suy ra. Kinh nói: Nương theo thủy hỏa, các khí còn lại có thể biết được.